Đặt banner 324 x 100

“bí ẩn" vải canvas - 3 điều nên biết


Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cụm từ “vải canvas" có lẽ đã trở nên quen thuộc đối với ngành thời trang, nhất là những người yêu thích sự mộc mạc, giản dị, “chất" vintage. 

 

Dành cho những “tín đồ" thời trang chưa biết về loại vải thần kỳ này, bài viết sau đây sẽ là kiến thức cơ bản nhất về vải canvas cho các bạn đó!

 
  1. Vải Canvas là gì - lịch sử về vải Canvas? 

 

Vải canvas là tên gọi chung chỉ những loại vải được dệt từ cây gai dầu, với đặc điểm riêng biệt là sợi vải được dệt ngang dưới dạng lưới, thô nhưng khá bền chắc, ít thấm nước, rất thích hợp làm túi đựng. Tên gọi Canvas cũng đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ “canabis” trong tiếng Ả – rập, hiểu theo nghĩa la-tinh là cây gai dầu. Ở giai đoạn đầu, loại cây này là nguyên liệu chính để dệt vải Canvas.

Nhờ những đặc tính như bền, chắc, không thấm nước,… mà ngay từ khi ra đời, vải canvas đã được tận dụng để làm lều, bạt buồm, hay thậm chí là ‘giấy’ vẽ tranh của các họa sĩ.


 

Có thể bạn chưa biết, cây gai dầu chính là nguồn cung cấp sợi sớm nhất trên thế giới. Người Trung Quốc đã tạo ra vải từ cây gai dầu vào khoảng năm 3000 TCN. Họ cũng đã sử dụng sợi gai dầu để tạo ra dây thừng.

Vào khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã thêm bông vào dệt cùng sợi gai dầu. Vào thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu. Từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được cho thêm vào trong quá trình dệt vải để sản xuất buồm cho các con thuyền. Những cánh buồm bằng vải canvas pha bông được đưa vào sử dụng rộng rãi. Ngày nay, thay bằng bông, chất liệu tổng hợp được đưa vào để chế tạo ra các loại vải buồm.

Đến đầu thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng canvas vào sản xuất các loại băng truyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước.

 
  1. Nguyên liệu “thần kỳ" cho ngành thời trang

 

Do những đặc tính của mình (nhẹ, chống nước,…) mà vải bố không hay được dùng để may quần áo mà thường chỉ ứng dụng vào sản xuất giày, các loại túi, rèm cửa, các vật dụng công nghiệp và hàng hải.

Trong lĩnh vực thời trang, có rất nhiều chất liệu có thể làm nên một sản phẩm đẹp. Đối với vải canvas, những “tín đồ" thời trang chắc hẳn sẽ chẳng thể nào bỏ qua được với những sản phẩm “siêu chất" từ nguyên liệu này. Hãy tìm hiểu những ví dụ điển hình sau đây nhé:

 

Vải bố trong sản xuất các mặt hàng gia dụng.

Bên cạnh các mặt hàng thời trang, vải bố còn được sử dụng tương đối rộng rãi trong sản xuât các mặt hàng gia dụng như rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối,…

Vải bố thô, dày còn được may làm rèm cửa bởi có khả năng cản nắng và cản các tia độc hại tương đối tốt. Ngoài ra, rèm vải bố, đặc biệt là những chiếc rèm màu kem hoặc màu gỗ, còn đem lại vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, mang đậm phong cách vintage cho không gian ngôi nhà của bạn.

Ngoài ra, vải bố còn có thể được may thành khăn trải bàn trong các quán cafe, trong bếp hay trong các bữa tiệc để mang lại sự ấm cúng cho bữa ăn. Màu sắc thường được dùng khi may khăn trải bàn là màu gỗ.

Chất liệu này còn len lỏi vào phòng ngủ của khá nhiều người. Bên cạnh vẻ mộc mạc, giản dị thì việc sử dụng vỏ gối bằng vải bố là một trong những cách biểu hiện cá tính, phong cách riêng của khá nhiều người.

  1. Cách bảo quản vải canvas

 

Vải canvas không phải tự nhiên trở thành “con cưng" của mọi lứa tuổi, ngoài tính năng làm đẹp, dễ sử dụng, vải canvas còn dễ bảo quản nữa đấy. Đây là chất liệu thật sự bền khi bạn bảo quản đúng, kể cả có giặt nhiều lần chúng cũng rất bền và đẹp như mới, nhưng thế nào là đúng thì cũng phải tùy loại sản phẩm bạn đang sử dụng (túi, giày, khăn,...). Hãy theo dõi những bài viết sau để có thể hiểu chi tiết hơn cách bảo quản của các sản phẩm làm từ vải canvas nhé!

 

 

Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn có nền tảng về loại vải bố trắng - “con cưng" của mọi nhà này. Chúc các bạn sẽ có những sản phẩm mới lạ cho tủ đồ của mình nhé!

Thương hiệu https://canvasic.weeblysite.com/
SĐT/ Zalo: 0899.729.489 (Ms Trang)
Website: https://canvasic.weeblysite.com/
Facebook: https://www.facebook.com/Tuivaicanvastuivaibo
Youtube: https://www.youtube.com/@vaicanvas
Shopee https://shopee.vn/vaibocanvasic