Đặt banner 324 x 100

Bệnh thối thân trên cây lúa và biện pháp phòng ngừa bệnh


Bệnh thối thân trên cây lúa là loại bệnh khiến nhiều nông dân gây hậu quả nghiêm trọng mùa vụ. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng cây lúa bị bệnh thối thân và cách phòng trừ hiệu quả qua bài viết sau đây.

TRIỆU CHỨNG BỆNH THỐI THÂN TRÊN CÂY LÚA:

Bệnh thối thân cây lúa do bị nhiễm vi khuẩn Erwinia carotovora, các triệu chứng thường gặp sau giai đoạn đẻ nhánh, dấu hiệu các tổn thương nhỏ màu đen không đồng đều xuất hiện bên ngoài bẹ lá gần mặt nước. Khi bệnh tiến triển các lá tổn thương lan rộng dần, xâm nhập vào trong bẹ lá và cọng lá, hình thành vết thương tổ màu nâu đen.
Cuối cùng một trong 2 lóng thân bị thúi và gẫy gục dẫn đến tình trạng cây lúa bị đổ sập, bông không mẩy, hạt phấn trắng hoặc gié lúa chết.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI THÂN:

Loài nấm gây thối thân lúa qua mùa đông các mô cây sẽ chết hoặc trong đất. Về sau khi điều kiện môi trường thích hợp độ ẩm cao, hàm lượng cao, các bào tử sẽ phân tán khắp nơi nhờ nước mưa và tưới tiêu.
Khi rơi lên lá lúa các bào tử nấm sẽ phân bổ trên lớp biểu bì của lá. Quá trình này trở nên dễ dàng hơn đối với các lá lúa có vết thương cơ học do hoạt động canh tác hay sâu bọ gây ra. Mức độ nghiêm trọng của bệnh gia tăng khi cây lúa bước vào giai đoạn trưởng thành hoặc nhiễm bệnh đạo ôn,  ngộ độc hữu cơ, phèn.

TÁC HẠI VIỆC THỐI THÂN CÂY LÚA CỦA BÀ CON NÔNG DÂN:

Bệnh thối thân trên cây lúa vi khuẩn lây lan rất nhanh khiến cây lúa bị chết từng chòm và nặng hơn là bệnh sẽ lan rộng khiến cả ruộng chết dần.
Vào giai đoạn lúa trổ bông nếu cây lúa bị nhiễm khuẩn lây bệnh sẽ không hút được chất dinh dưỡng nuôi hạt, dẫn đến tình trạng cây lúa bị khô, hạt lép, gây thiệt hại không nhỏ về chất lượng, năng suất thu hoạch. Ngoài việc, bị vi khuẩn gây hại bệnh thói thân sẽ dễ bị tác động bệnh đạo ôn sẽ thiệt hại nghiêm trọng mùa vụ của bà con nông dân.


 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THÓI THÂN TRÊN CÂY LÚA:

Với những tác động của bệnh thối thấn trên cây lúa, nông dân cần xử lý phù hợp và theo dõi tình trạng lúa của gia đình mình.
Kỹ thuật canh tác phòng ngừa bệnh thối thân trên cây lúa:
Chọn giống lúa đạt chuẩn, khoẻ mạnh khả năng chóng chịu được bệnh tật, tác động của thời tiết.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, bón phân đúng cách tăng cường đề kháng khả năng chống bệnh thối thân.
Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc sự phát triển của cây lúa, nếu có dấu hiệu bệnh thực hiện các phương pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện xả nước trên ruộng tiến hành 1 đến 2 lần nhanh chóng xả bỏ nhưng chất độc trên đồng ruộng, tạo điều kiện thông thoáng cho bộ rễ của cây lúa.
Dùng vôi xử lý bệnh
Sử dụng thuốc hoá học xử lý bệnh thối thân trên cây lúa:
Khi sử dụng thuốc hoá học thối thân trên cây lúa với các thành phần hoá học có trong thuốc có thuộc tính mạnh giúp nhanh chóng xử lý mầm bệnh. Khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn, đúng cách, đúng liều lượng.
Lưu ý không dùng quá liều lượng sẽ ảnh hưởng đến đất trồng bị bạc màu, mất căn bằng hệ sinh thái, mất dinh dưỡng đất, bà con nên lựa chon các sản phẩm sinh học an toàn, hiệu quả cho cây lúa mình.
Ngoài ra, bà con nông dân có thể sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu khi phòng chống bệnh thối thân, tránh tình trạng ảnh hưởng sức khoẻ con người, rút ngắn được thời gian phun so với phương pháp thủ công, cảm biến thông minh đo được liều lượng phun trên một diện tích.



Để phòng trừ bệnh tốt, nông dân cần kết hợp đồng bộ từ khâu canh tác, chăm sóc, quản lý sâu bệnh, không bón thừa đam, bón phân NPK vừa đủ, điều tiếc mực nước trên ruộng hợp lý, tạo điều kiện cây lúa khoẻ mạnh.
Hy vọng qua bài viết này mang đến thông tin hữu ích cho nông dân về bệnh thối thân trên cây lúa. Cùng biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Nguồn Drone Sông Hồng

Thông tin liên hệ


: thuyduyen66
:
:
:
: