Đặt banner 324 x 100

Khám phá cách trang bị cho tương lai: giảng dạy theo triết lý của đại học harvard


1. Kỹ năng về “Khả năng nhìn thế giới”  cho trẻ

Là nữ chủ tịch duy nhất trong lịch sử ĐH Harvard, Drew Gilpin Foster từng khẳng định rằng: “Tìm hiểu thế giới là một khoá học bắt buộc đối với mọi đứa trẻ”.

Chủ tịch nữ duy nhất của ĐH Harvard, Drew Gilpin Foster chia sẻ về kỹ năng cho trẻ em trong buổi diễn thuyết

Theo bà câu nói này nghe có vẻ cường điệu nhưng trong yêu cầu phẩm chất của nhân tài ở thế kỷ 21, việc có một vốn kiến thức phong phú từ lâu đã trở thành điều kiện cần thiết.

Chỉ khi được nhìn thấy thế giới, trẻ mới thực sự áp dụng những kiến thức từ sách giáo khoa vào thực tế cuộc sống. Đây cũng là kinh nghiệm giáo dục riêng của Drew Gilpin Foster. Mỗi năm dù bận rộn đến đâu, bà cũng đưa các con đến một nơi mới lạ để chúng được trải nghiệm những phong tục tập quán và học thêm kiến thức nhân văn khác.

“Chỉ khi trẻ nhìn thấy một thế giới khác, chúng mới có tầm nhìn dài hạn và không bị giới hạn bởi những gì trước mắt”, Drew Gilpin Foster khẳng định. Bằng cách này, khả năng đương đầu với nghịch cảnh của trẻ sẽ cải thiện đáng kể, chúng dễ dàng thích nghi và hòa nhập với xã hội sau này. Do đó cần trang bị kỹ năng về các góc nhìn thế giới cho trẻ

2. Kỹ năng về kích thích ” Sự tò mò” cho trẻ

Năm 2004, Harvard đã từ chối 164 sinh viên có điểm SAT hoàn hảo. Khi đó nhiều người không hài lòng và đặt ra những câu hỏi tại sao. Trước những hoài nghi đó, hiệu trưởng ĐH Harvard chỉ đưa ra một câu: “Con bạn chẳng có gì ngoài số điểm hoàn hảo”.

Đại học Harvad từ chối 164 học sinh vì thiếu các kỹ năng mềm trong cuộc sống
Đại học Harvad từ chối 164 học sinh vì thiếu các kỹ năng mềm trong cuộc sống

Theo cách giáo dục truyền thống, trẻ em một số nước châu Á chỉ biết học kiến thức để phục vụ thi cử, điều này trái ngược với triết lý giảng dạy của Harvard.

Tại diễn đàn giáo dục năm 2010, Chủ tịch của ĐH Harvard khi đó là bà Drew Gilpin Foster đã phát biểu: “Chúng ta phải biết liệu một sinh viên học nhiều có sự sáng tạo hay không, liệu anh ta có tò mò và động lực mạnh mẽ để khám phá các lĩnh vực mới hay không; anh ta có mối quan tâm rộng rãi đến các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chuyên ngành của mình hay không”.

Theo vị này, giáo dục trước tiên nên nuôi dưỡng tư duy độc lập và kích thích sự tò mò của trẻ. Chỉ những đứa trẻ luôn tò mò và muốn khám phá về mọi thứ mới có hứng thú học tập. Do đó cần phải kích thích thêm kỹ năng về sự tò mò cho trẻ.

“Trẻ em cần được tạo động lực học tập thay vì bị cha mẹ ép buộc”, Drew Gilpin Foster khẳng định trong buổi diễn thuyết về các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Drew Gilpin Foster khẳng định trong buổi diễn thuyết về các kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Drew Gilpin Foster khẳng định trong buổi diễn thuyết về các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

3. Kỹ năng về “Khả năng tư duy linh hoạt” cho trẻ

Richard Levine, Chủ tịch Đại học Yale trong 20 năm từng nói: “Yale cam kết đào tạo ra các nhà lãnh đạo. Cốt lõi của giáo dục đại học là đào tạo kỹ năng về khả năng tư duy phản biện và độc lập cho sinh viên, đồng thời đặt nền tảng cho việc học suốt đời”.

Theo nhà giáo dục này, mục đích của giáo dục là để trẻ có được các kỹ năng về sự phản biện rõ ràng và khả năng suy nghĩ độc lập chứ không đơn thuần là để sinh viên có được công việc tốt sau khi ra trường. Điều quan trọng hơn cả là rèn cho các em kỹ năng về khả năng suy nghĩ độc lập.

Richard Levine, Chủ tịch Đại học Yale chia sẻ về kỹ năng cho trẻ em trong buổi diễn thuyết

Đồng quan điểm với Chủ tịch Levine về việc đào tạo các kỹ năng cho trẻ, trong bài phát biểu năm 1917, Hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh, Thái Nguyên Bồi cũng cho rằng: “Trường đại học không phải là một tổ chức cung cấp sinh viên đã tốt nghiệp cho những nhà tuyển dụng, càng không phải là một tổ chức truyền đạt kiến thức cố định, mà chúng tôi là tổ chức nghiên cứu cách học tập”.

Vị hiệu trưởng này nhận định, nếu trẻ chỉ biết học thuộc một lượng kiến thức khổng lồ, chúng sẽ trở thành cái máy học và rất nhanh mất hứng thú với việc học. Vì thế khả năng tư duy linh hoạt là điều cần thiết. Do đó, cần phải trang bị thêm kỹ năng tư duy linh hoạt cho trẻ.

Đó là 3 kỹ năng quan trọng để trang bị cho trẻ trong bối cảnh như hiện nay. Các kỹ năng trên đều giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn suy nghĩ. Tuy nhiên không phải dễ dàng để có thể đạt được các kỹ năng này bởi nó đòi hỏi thời gian kiên trì rèn luyện và học tập. Tại Harvad, các chuyên gia đã đưa 6 nguyên tắc mà phụ huynh có thể áp dụng vào việc giáo dục con giúp con đạt được 3 kỹ năng trên.

6 nguyên tắc dạy trẻ thông minh từ chuyên gia Harvad

Để trẻ phát triển tự nhiên

6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad
6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad

“Be a gardener, not a carpenter” (tạm dịch: Hãy trở thành một người làm vườn, thay vì trở thành thợ mộc) là nguyên tắc đầu tiên bà Lisa Feldman Barrett hướng đến. Nhà tâm lý học nhận định việc nuôi dạy con cũng giống như làm vườn, đứa trẻ cần được lớn lên trong môi trường tự nhiên, không bị ép buộc, gò bó để phát triển các kỹ năng cần thiết. Ví dụ, nếu muốn con trở thành môt nghệ sĩ piano, bạn nên để trẻ tiếp xúc, làm quen dần để có cảm hứng, đam mê luyện tập. Cách tiếp cận kiểu “người làm vườn” sẽ khơi dậy niềm yêu thích mạnh mẽ bên trong mỗi đứa trẻ. Trái lại, cách tiếp cận kiểu “thợ mộc” có thể giúp trẻ có được kỹ năng tốt, nhưng không thể khơi dậy đam mê, thậm chí khiến trẻ chán ghét, dễ bỏ cuộc.

Trò chuyện thường xuyên

6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad
6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad

Nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) chỉ ra ngay từ những tháng đầu chào đời, não bộ của trẻ hoạt động khi lắng nghe người khác nói chuyện đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình trẻ dần hoàn thiện các kỹ năng, dù chúng chưa hiểu nội dung cuộc trò chuyện đó. Vì thế, các nhà nghiên cứu khuyên cha mẹ nên trò chuyện cùng con thường xuyên để giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng và kích thích khả năng tư duy. Đặc biệt, người lớn nên dạy trẻ các từ vựng về cảm xúc. Khi đó, trẻ có thể biểu đạt cảm xúc của bản thân theo cách rõ ràng, cụ thể hơn. “Bạn hãy xem mình là hướng dẫn viên du lịch, giúp trẻ khám phá thế giới bí ẩn của con người thông qua những chuyển động và âm thanh”, bà Lisa nói với CNBC. Ảnh: Beech Acres Parenting Center.

Trả lời các câu hỏi “Vì sao?”

6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad
6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad

Nhiều cha mẹ cảm thấy khó chịu khi trẻ liên tục đặt ra các câu hỏi “Vì sao?” cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Thực tế, 3-12 tuổi là giai đoạn não bộ trẻ phát triển và dần hoàn thiện các kỹ năng, các em luôn tò mò về những điều mới mẻ xung quanh nên muốn tìm câu trả lời cụ thể. Cha mẹ nên bình tĩnh giải thích cụ thể từng vấn đề cho con, khi đó các em sẽ tiếp thu một kiến thức mới để hoàn thiện “cuốn bách khoa toàn thư” cho riêng mình. Ví dụ, nếu không cho phép trẻ ăn kẹo, bạn hãy giải thích rằng con không nên ăn quá nhiều kẹo vì có thể gây sâu răng và béo phì. Khi đó, trẻ sẽ hiểu được vấn đề người lớn đặt ra và tránh tái phạm.

Tập trung vào các hành động cụ thể

6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad
6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad

Các nhà nghiên cứu cho rằng cụ thể hóa các hành động sẽ giúp trẻ nhận thức rõ hơn về những điều nên và không nên làm giúp trẻ bổ sung được các kỹ năng còn thiếu. Ví dụ, khi trẻ đánh nhau, thay vì nói “Con là một đứa trẻ hư”, cha mẹ nên nói “Con không nên đánh em, điều này có thể khiến em khó chịu, tổn thương”. Tương tự với những lời khen, thay vì khen con ngoan, bạn hãy tập trung khen ngợi hành động của trẻ. Cách làm này sẽ giúp trẻ xây dựng bộ khái niệm về cách hành vi tốt/xấu, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.

Khuyến khích trẻ bắt chước

6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad
6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad

Trong trường hợp này, cha mẹ nên thực hiện những hành động tốt, lành mạnh để trẻ làm theo, từ đó tạo thói quen lâu dài. Ví dụ, khi làm việc nhà, tập thể dục, đọc sách, nấu ăn, bạn nên làm trước mặt con và có thể cung cấp dụng cụ để trẻ làm cùng. Nếu trẻ tò mò, các em sẽ bắt đầu quan sát và làm theo từng động tác, cử chỉ của cha mẹ để dần hoàn thiện các kỹ năng thiếu sót. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý cha mẹ không nên thể hiện thói xấu hoặc có những hành động không đúng mực khi ở cùng con, tránh để con bắt chước.

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người

6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad
6 nguyên tắc nên áp dụng để trẻ đạt được 3 kỹ năng của chuyên gia Harvad

Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được tiếp xúc với bạn bè ở nhiều độ tuổi, tính cách, giới tính, chủng tộc khác nhau có kỹ năng về khả năng sử dụng ngôn ngữ và ghi nhớ mạnh mẽ hơn bình thường. Đồng thời sẽ phát triển thêm các kỹ năng về xã hội, kỹ năng giao tiếp, và thêm nhiều kỹ năng khác…Đặc biệt, nếu được tiếp xúc với nhiều người khi còn nhỏ, các em sẽ học cách ghi nhớ khuôn mặt, phân biệt giọng nói của từng người. Điều này giúp não bộ của trẻ hoạt động liên tục, đồng thời nâng cao khả năng phân loại, sàng lọc thông tin. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với người khác ở phạm vi an toàn, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Nguồn: https://afterschool.fpt.edu.vn/3-ky-nang-tre-can-co-theo-triet-ly-giao-duc-cua-dai-hoc-harvard/

Thông tin liên hệ


: fas
:
:
:
: