Đặt banner 324 x 100

FCA là gì trong xuất nhập khẩu? Cách áp dụng FCA


FCA là gì trong xuất nhập khẩu? Cách áp dụng FCA

Trong thương mại quốc tế, các điều kiện giao hàng được sử dụng để định nghĩa trách nhiệm của người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất xứ đến đích cuối cùng. Trong đó, điều kiện giao hàng FCA là một trong những điều kiện phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm FCA là gì trong xuất nhập khẩu, cách áp dụng và các lưu ý khi sử dụng điều kiện giao hàng này trong quá trình kinh doanh quốc tế.

1. FCA là gì trong xuất nhập khẩu?

Trong Incoterms 2020, FCA - viết tắt của Free Carrier (giao cho người chuyên chở) - là một thuật ngữ trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trong xuất nhập khẩu, nhằm chỉ các điều kiện giao hàng thông dụng và được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế hiện nay, đặc biệt phổ biến trong vận chuyển đường sắt, đường biển, đường hàng không hoặc kết hợp các hình thức với nhau.

Theo thuật ngữ này, người bán hàng sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến điểm được quy định bởi người mua hàng, sau đó giao hàng cho người vận chuyển hoặc đại diện của người mua hàng. Người bán hàng phải chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu hàng hóa cần thiết và chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng sẽ do người mua hàng chịu trách nhiệm

2. Nội dung của điều kiện FCA

Dưới đây là những nội dung chính được đề cập đến trong điều kiện FCA:

2.1. Về phương thức vận tải: 

Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

2.2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro: 

Khi nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.

Khi nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

2.3. Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể: 

Các bên nên định rõ địa điểm giao hàng để xác định rõ thời điểm và địa điểm chuyển giao hàng hóa cùng với chi phí liên quan đến vận chuyển hàng sẽ do người mua chịu. Trong trường hợp không có địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định và có nhiều điểm có thể giao hàng, người bán có thể lựa chọn điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình.

2.4. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu: 

Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

2.5. Vận đơn với dấu On-board trong mua bán FCA: 

FCA là điều kiện sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Trong trường hợp cần vận đơn On-board, tuy nhiên, thành phố lại không có cảng biển, thì người chuyên chở có thể được chỉ định để phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán (trích theo quy định tại Incoterms 2020). 

2.6. Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện FCA:

Theo điều kiện FCA thường không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro, FCA cũng khuyến khích bên có phần rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.

3. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FCA

3.1. Trách nhiệm của người mua trong hợp đồng FCA

Người mua có trách nhiệm nhận hàng đã mua, thanh toán đầy đủ tiền hàng hóa. 

Ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa, trả cước phí theo thỏa thuận.

Kiểm tra hàng hóa đầy đủ, đọc hóa đơn, chứng từ liên quan.

Nhận hàng xong thì các vấn đề của hàng hóa thuộc về trách nhiệm của bên mua.

3.2. Trách nhiệm của người bán trong hợp đồng FCA

Cung cấp hàng hóa theo hợp đồng và giao hàng theo địa điểm quy ước trong hợp đồng. Nếu chưa có thì sẽ giao ở các địa điểm đã từng giao trước đó.

Hoàn tất các thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa. Bao gồm cung cấp hàng cho người chuyên chở, trả các loại thuế và lệ phí xuất khẩu, đảm bảo an ninh hàng hóa…

Gửi giấy tờ bằng chứng giao hàng đầy đủ cho người mua gồm: hóa đơn thương mại, giấy tờ chứng minh giao hàng cho người chuyên chở, giấy tờ xuất nhập khẩu.

Thông báo kịp thời cho người mua.

4. Khi nào chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán

Đối với mỗi phương thức vận chuyển thì thời điểm chấm dứt trách nhiệm của người bán sẽ có đôi chút khác biệt. Dưới đây là chi tiết thời điểm/địa điểm bàn giao rủi ro của từng phương thức:

4.1. Điều kiện FCA đối với vận chuyển đường sắt

Nếu là vận chuyển đường sắt ứng dụng điều kiện giao hàng FCA, thì điểm giao hàng thường là toa tàu. Trách nhiệm của người bán sẽ được bàn giao khi họ hoàn tất việc chất xếp hàng lên toa tàu và được người được ủy quyền hoặc đơn vị quản lý đường sắt tiếp quản hàng hóa. 

4.2. Điều kiện FCA đối với vận chuyển đường bộ

Trường hợp hai bên thỏa thuận địa điểm giao hàng là tại cơ sở của người bán, thì người mua sẽ tự thuê phương tiện vận chuyển tới tận nơi. Người bán sẽ bàn giao hàng hóa cho đơn vị chuyên chở. Và trách nhiệm lẫn rủi ro sẽ được chính thức bàn giao từ người bán cho người mua/đơn vị vận chuyển khi mà hàng hóa được chất xếp lên xe, kiểm đếm đầy đủ và bàn giao đúng quy trình.

4.3. Điều kiện FCA đối với vận chuyển bằng đường thủy nội địa

Vận chuyển đường thủy nội địa cũng thường sử dụng điều kiện giao hàng FCA. Theo đó, nếu điểm giao hàng là tại cảng hoặc cơ sở của người bán, trách nhiệm của người bán sẽ được chuyển giao cho người mua hoặc đơn vị vận tải khi họ bốc xếp hàng hóa lên tàu đầy đủ (phương tiện do người mua chuẩn bị). 

4.4. Điều kiện FCA đối với vận chuyển đường biển

Có lẽ điều kiện FCA được dùng phổ biến hơn cả đối với vận chuyển đường biển quốc tế. Trong phương thức vận chuyển này sẽ có đôi chút khác biệt về trách nhiệm của người bán đối với hàng LCL và FCL (hàng lẻ chưa đầy cont -  Less than Container Load/ hàng nguyên cont - Full Container Load).

5. Ưu nhược điểm của FCA

Điều kiện FCA có những ưu điểm có thể kể đến như sau:

Với những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện trách nhiệm thì bên xuất khẩu hoàn toàn có thể nâng cao giá bán hàng hoá của bên mình.

Để chi phí không bị bên bán kênh lên quá cao, bên mua cần phải nắm rõ được các chi phí sẽ phát sinh thực tế trong quá trình vận chuyển và bốc xếp hàng hóa

Người mua không cần lo lắng về vấn đề thông quan hàng hoá. Bởi đây chính là trách nhiệm mà bên bán phải thực hiện.

Tuy nhiên, FCA vẫn còn tồn tại một số nhược điểm: 

Người bán sẽ phải chịu thêm khá nhiều rủi ro

Khi hàng hoá được giao và thông quan thành công, bên mua sẽ phải làm bảo hiểm cho lô hàng và tiếp nhận rủi ro

Người mua cần cung cấp chính xác địa điểm giao hàng thực tế. Ngoài ra thì bên mua còn cần tiến hành sắp xếp việc vận chuyển lô hàng

6. So sánh điều kiện FCA và FOB

FCA (Free Carrier) và FOB (Free on Board) là các điều khoản thương mại được sử dụng phổ biến trong các giao dịch quốc tế. Nếu FCA quy định rằng người bán chịu trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển, thì trong khi đó,  FOB lại yêu cầu người bán cung cấp hàng hóa trên tàu.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc chọn lựa đúng điều kiện giao hàng là rất quan trọng để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra thuận lợi và an toàn nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện các điều kiện này cũng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu. Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh quốc tế, GOL - một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ logistics như phần mềm khai báo hải quan điện tử hàng đầu hiện nay đã sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng. Hãy liên hệ với GOL ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của bạn!

 


 

Thông tin liên hệ


: golvnn
:
:
:
: