Đặt banner 324 x 100

Cấu tạo của kho lạnh và những loại kho lạnh thường thấy


Theo khảo sát thực tế, kho lạnh có vai trò rất quan trọng trong các ngành công nghiệp đời sống, cứ 10 doanh nghiệp làm về các ngành thực phẩm tươi sống, thuốc, bia, rượu, dược phẩm… thì 4 – 7 doanh nghiệp dạng này có nhu cầu sử dụng kho lạnh bảo quản. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của hệ thống kho lạnh đối đời sống và nền kinh tế.
 
1. KHO LẠNH LÀ GÌ ?
Kho lạnh được hiểu là nhà một nhà kho được thiết kế phù hợp với đặc tính lý, hóa của lô hàng để bảo vệ và bảo quản. Hay hiểu một cách đơn giản thì kho lạnh cũng giống như tủ lạnh được lắp đặt và thiết kế với hệ thống dàn lạnh công nghiệp với nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm, thuốc, thuỷ hải sản, rau sạch, hoa nhập nội và ngoại…
 
 
2. CẤU TẠO CỦA KHO LẠNH
Kho lạnh được cấu tạo bởi hai phần chính: phần cách nhiệt và hệ thống làm lạnh
 
1: Phần cách nhiệt: Vỏ kho, cửa kho, bao gồm trần tường sàn và cửa, được cấu tạo bởi các vật liệu cách nhiệt như panel và các vật liệu cách nhiệt khác.
 
2: Hệ thống làm lạnh
 
2.1 Cụm máy nén
Máy nén là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo làm lạnh của kho lạnh. Với chức năng làm nén môi chất lạnh đến mức cao để đủ chất làm lạnh và có thể ngưng tụ.
 
Máy nén lạnh có nhiều thương hiệu khác nhau: Bitzer, Copeland, Carrier, Panasonic, Mitsubishi, LG, Grasso… tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng để lựa chọn các loại máy nén phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.
 
2.2 Dàn lạnh dàn nóng
Dàn nóng được cấu tạo bởi các lá nhôm hoặc lá đồng ghép xít nhau, các ống đồng chứa môi chất lạnh đặt xuyên qua dàn lá nhôm nhằm mục đích tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường.
 
Dàn lạnh điều hòa là bộ phận chính của cục lạnh, đây là phần lá nhôm (hoặc lá đồng) tản nhiệt đan dày đặt bao phủ phía bên ngoài của các ống đồng, chứa môi chất lạnh bên trong. Dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt trong không khí khi quạt dàn lạnh hút qua đó, không khí đi ra ngoài dàn lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và sạch hơn bởi các bụi bẩn đã được giữ lại phần lớn trong màng lọc và dàn lạnh.
 
2.3 Tủ điện
Chức năng chính của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Với các thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.
 
 
2.4 Một số thiết bị vật tư kho lạnh khác
Một số thiết bị vật tư kho lạnh khác như, đèn kho lạnh, màng nhựa…
 
3. NHÀ MÁY NÀO CẦN CÓ KHO LẠNH?
Nông sản sau khi thu hoạch nếu không bảo quản lạnh sẽ có những vi sinh vật và enzim làm nông sản nhanh chín và gây thối giữa hư hại nông sản. Ở nước ta, tính trung bình mỗi năm tổn thất do không có bảo quản nông sản đúng cách đối với cây có hạt rơi vào khoảng 10%, rau củ là khoảng 30%. Để hạn chế những tổn thất đó, ta có thể bảo quản nông sản ở nhiệt độ thấp. Bảo quản nông sản dưới nhiệt độ thấp thích hợp không những giữ nông sản được tươi lâu mà còn tránh sự biến đổi chất trong nông sản. Thu hoạch với một lượng lớn và phải bảo quản lạnh, không thể để nông sản trong những chiếc tủ lạnh với dung tích nhỏ được. Bài toán đặt ra là cần một kho chứa để đựng nông sản và nhiệt độ phải thấp? Lời giải chính là kho lạnh nông sản.
 
Kho lạnh nông sản không chỉ để chứa đựng nông sản mà còn đảm bảo, nâng cao chất lượng nông sản được bảo quản. Kho lạnh nông sản cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
 
+ Đảm bảo chống mọi ảnh hưởng xấu bên ngoài, kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, tránh được bức xạ mặt trời xâm nhập.
 
+ Thoát nhiệt, thoát ẩm tốt
 
+ Bố trí hợp lý để thuận tiện cho việc ra/vào nông sản
 
+ Thiết kế chắc chắn, chống lại được tác động cơ giới từ bên ngoài, sử dụng được lâu dài để tiết kiệm chi phí lắp đặt
 
+ Vị trí: điểm giao thông thuận lợi, dễ di chuyển hàng hóa để tiết kiệm chi phí vận chuyển
 
+ Thiết kế chuyên dụng đáp ứng nhu cầu riêng của từng loại nông sản về nhiệt độ, độ ẩm bảo quản, điều kiện sáng, thông gió…Kho lạnh nông sản là nhu cầu không thể thiếu, rau, củ, quả cần được bảo quản trong kho mát là rất cần thiết vì giúp làm tươi lâu hơn. Nhiệt độ kho lạnh nông sản đáp ứng rơi vào khoảng 00C đến 150C tùy thuộc vào loại nông sản cần được bảo quản.
 
Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp với 1 số loại nông sản:
 
Nông sản
 
Nhiệt độ bảo quản thích hợp
 
Thời gian bảo quản
 
Cà chua chín
 
2 đến 30C
 
1 tháng
 
Cà chua xanh
 
5 đến 60C
 
10 -15 ngày
 
Khoai tây
 
3 đến 60C
 
5 -6 tháng
 
Su su
 
00C
 
1 tháng
 
Đu đủ
 
8 đến 100C
 
14 ngày
 
Dưa chuột
 
0 đến 40C
 
2 -3 tháng
 
 
 
 
Mỗi loại nông sản sẽ thích hợp sinh trưởng trong môi trường đất, nước, khí hậu khác nhau vì vậy thường là mỗi vùng trồng một vài loại nông sản riêng biệt. Chính vì vậy, chúng ta cũng có những kho lạnh nông sản đặc thù cho từng loại như kho lạnh bảo quản khoai tây, kho lạnh bảo quản thanh long, kho lạnh bảo quản rau su su…
 
Những lưu ý khi lắp đặt kho lạnh nông sản
 
+ Lựa chọn địa điểm xây dựng kho nông sản  tại những địa điểm có độ thoáng và khô ráo cùng với đó là bề mặt của nền đất phải phẳng
 
+ Không gian khô thoáng và lưu ý phải đóng chặt cửa để không có không khí lọt vào
 
+ Phân loại từng loại nông sản cần bảo quản vì mỗi loại nông sản lại có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm
 
+ Thời gian bảo quản càng lâu thì chất lượng của sản phẩm càng kém đi
 
+ Xây dựng kho lạnh nông sản ở những địa điểm gần đường giao thông, thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa, nông sản một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
 
Nhật thông báo viện trợ khẩn cấp kho lạnh chứa vắc xin COVID-19 cho Việt Nam
 
TTO – Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 9-3 thông báo sẽ viện trợ khẩn cấp 41 triệu USD cho Việt Nam và 24 nước khác đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Số tiền này sẽ được dùng để trang bị các kho lạnh chứa vắc xin.
 
Bên trong một nhà kho có các tủ đông siêu lạnh để bảo quản vắc xin ngừa COVID-19
 
Theo thông cáo đăng trên web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đây là khoản viện trợ khẩn cấp và không hoàn lại dành cho Việt Nam, 9 nước trong khu vực Đông Nam Á, 5 nước Tây Nam Á và 10 quốc đảo Thái Bình Dương.
 
Khoản viện trợ này không chỉ gồm các kho lạnh chứa vắc xin ngừa COVID-19 mà còn cung cấp thiết bị vận chuyển, đảm bảo vắc xin được phân phối công bằng và rộng khắp thông qua phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
 
“Với kinh nghiệm của mình trong việc giúp xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế đến nơi của các nước đang phát triển, Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng hỗ trợ để triển khai vắc xin cho mọi người trên thế giới với mục tiêu kiểm soát COVID-19 càng sớm càng tốt”, thông cáo cho hay.
 
Nhật Bản là một trong những nước hỗ trợ nhiều cho cơ chế phân phối vắc xin COVAX do Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh GAVI sáng lập. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, nước này đã cam kết viện trợ không hoàn lại 200 triệu USD cho COVAX, với nỗ lực đảm bảo người dân ở các nước đang phát triển được tiêm vắc xin COVID-19.
 
10/11 nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Đông Timor được nhận viện trợ đợt này từ Nhật Bản, ngoại trừ Singapore. Với mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển vắc xin của thế giới, Singapore đã chuẩn bị kho lạnh và hệ thống vận chuyển vắc xin từ quý 4 năm ngoái.
 
Xác định tầm quan trọng của công tác bảo quản vắc xin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ đã thiết kế và lắp đặt kho lạnh để bảo quản vắc xin theo tiêu chuẩn GSP (Good Storage Practices) – “Thực hành tốt bảo quản thuốc” của Bộ Y tế nhằm đảm bảo vắc xin đạt chất lượng, an toàn khi sử dụng cho người dân.
 
Thực hành tốt bảo quản thuốc – Good Storage Practices (GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc. GSP là một phần của hệ thống đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện đầy đủ bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn GPS góp phần đảm bảo chất lượng của các sản phẩm, giúp sản phẩm được ổn định trong suốt quá trình lưu trữ.
 
 
Kho lạnh bảo quản vắc xin theo tiêu chuẩn GSP
 
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh cụ thể. Để đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng thì điều kiện bảo quản vắc xin đòi hỏi rất nghiêm ngặt, luôn duy trì từ 2-8 độ C trong suốt quá trình từ nơi sản xuất, vận chuyển, lưu trữ. Chính vì vậy, kho bảo quản vắc xin là một phần trong hệ thống dây truyền lạnh cần thiết nhằm đảm bảo duy trì nhiệt độ vắc xin ổn định, bao gồm: kho lạnh, tủ lạnh đi dộng và xe lạnh.
 
Để phù hợp với yêu cầu khắt khe theo tiêu chuẩn GSP, kho lạnh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được tích hợp hệ thống báo sự cố, báo nhiệt độ vượt giới hạn, báo mất điện…; vắc xin được theo dõi nhiệt độ thường xuyên, nhiệt độ cho phép ở kho lạnh dương là từ 2 đến 8 độ C, kho lạnh âm là từ âm 25 đến âm 15 độ C; các buồng bảo quản có thiết bị Fridge – tag 2 theo dõi nhiệt độ tự động, thiết bị này được cài đặt với máy tính và tự động ghi nhiệt độ; ngoài ra, cán bộ trực kho phải theo dõi ít nhất 1 ngày 2 lần và ghi chép diễn biến trong quá trình bảo quản vắc xin. Các tính năng này hết sức cần thiết để kho lạnh bảo quản vắc xin hoạt động ổn định.
 
Hiện nay, kho lạnh bảo quản vắc xin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã được công bố sau khi đánh giá đủ Tiêu chuẩn của Bộ Y tế theo TT36/2018.
 
Hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng vắc xin và sự an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.
 
>>> Đừng bỏ lỡ bài viết: Bảng báo giá kho lạnh tốt nhất thị trường hiện nay