Đặt banner 324 x 100

Phải làm sao khi trẻ gặp tình trạng chàm ở má?


Tình trạng trẻ bị chàm dị ứng rất dễ xảy ra và gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy khi gặp tình trạng trẻ bị chàm ở má mẹ nên làm gì để giúp con cải thiện hiệu quả?

TÌM HIỂU BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG CHÀM Ở MÁ
Trẻ bị chàm ở má không phải là bệnh quá nguy hiểm mà là một dạng viêm da nên chỉ cần chăm sóc tốt bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Ngoài những biện pháp mà các y bác sĩ chỉ định thì bố mẹ có thể chăm sóc bé bị chàm ở má theo những cách sau:
Không cho trẻ sờ tay lên mặt
Cha mẹ hãy cố gắng không để trẻ gãi vào vùng da bị ngứa. Khi trẻ gãi có thể làm tình trạng mẩn ngứa trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến nhiễm trùng và khiến vùng da bị kích ứng trở nên dày và nhiều da hơn. Cha mẹ cũng nên cắt móng tay trẻ thường xuyên, sau đó dùng dũa cắt bỏ phần rìa móng để trẻ không gãi, không làm tổn thương da.
Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm
Đây là bước quan trọng nhất để giảm các triệu chứng của bệnh chàm da ở trẻ em. Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không mùi và có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da bé 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Bố mẹ nên kết hợp cho trẻ uống men vi sinh dạng giọt sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Điều này tạo tiền đề giúp bé có tiêu hóa tốt, miễn dịch vững vàng để nhanh chóng cải thiện các vấn đề sức khỏe.
Uống men vi sinh cũng là cách đơn giản giúp hệ miễn dịch kích thích tiết kháng thể nhiều hơn, tạo thành hàng rào bảo vệ vững chắc cho cơ thể, ngăn ngừa và cải thiện nhanh chóng nhưng vấn đề do đề kháng kém ở trẻ.
Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng da cho bé
Cha mẹ xác định các dị ứng da của bé và loại bỏ chúng, tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố này. Kích ứng da thường do một số yếu tố gây ra: khói thuốc lá, không khí khô, lông vật nuôi, phấn hoa, chất tẩy rửa, chất làm mềm vải, dầu gội đầu hoặc xà phòng hoặc khăn tắm, gối, ga trải giường,... Tất cả những sản phẩm này đều có khả năng tiếp xúc với làn da mỏng manh của em bé và làm tăng nguy cơ bị chàm trên má, mặt và các bộ phận khác của cơ thể.
Đồng thời, mẹ phải hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, có độ ẩm thích hợp, không có khói thuốc lá.
Tắm cho trẻ đúng cách
Tắm rửa vệ sinh da bé đúng cách là biện pháp tốt nhất giúp loại bỏ bụi bẩn và các chất độc hại trên da của trẻ. Khi tắm cho trẻ nhỏ bị chàm sữa mẹ, mẹ nên dùng nước ấm vừa phải và các loại sữa tắm mềm phù hợp với làn da của trẻ, tránh tắm quá lâu, hạn chế chà xát mạnh làm tổn thương da.
PHÁT HIỆN TÌNH TRẠNG CHÀM Ở MÁ Ở TRẺ
Chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng hoặc viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh chàm không lây, thường thuyên giảm và khỏi khi trẻ được 3 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần, nhất là khi thời tiết hanh khô. Vì vậy, các mẹ hãy cẩn thận và có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài trên 4 năm mà vẫn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm da, chảy mủ, chàm hóa và chốc lở, nhiễm trùng da.
Tình trạng trẻ bị chàm ở má rất dễ nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:
  • Trẻ bị chàm da mặt thường khô, ngứa và có vảy.
  • Một số triệu chứng khác như: dị ứng, hen, viêm mũi,…
  • Da mặt dày lên, tăng sắc tố và rám nắng ở các vùng như mí mắt, dưới mí mắt và má. Những vùng da gặp phải tình trạng này sẽ thô ráp, khô và căng khi chạm vào.
  • Trên da bé xuất hiện những nốt đỏ chứa đầy dịch như mụn nước, gây khó chịu.