Đặt banner 324 x 100

Đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú có được không?


Đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú có được không?
Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đăng ký kết hôn tại địa điểm đăng ký tạm trú. Vậy trường hợp này, công dân được phép đăng ký tạm trú tại nơi thường trú không? Và điều kiện là gì?
Điều kiện Đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì anh chị phải có đủ các điều kiện sau mới được đăng ký kết hôn:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
 
(i) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
 
(ii) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
 
(iii) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
 
(iv) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Tìm hiểu chi tiết tại: Tư vấn và giải pháp về luật hôn nhân cho các cặp đôi
Quy định về đăng ký kết hôn thế nào ?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì:
"Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
(i) Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
(ii) Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
(iii) Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp."
Xem thêm: Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài theo pháp luật hiện hành
“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
(i) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
(ii) Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Và Điều 1 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:
“...Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú
Như vậy, hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn tại nơi mình tạm trú. Nếu đáp ứng được những điều kiện trên.
 
Theo khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch năm 2014, cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
 
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai người, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nội dung khác: giành quyền nuôi con khi ly hôn
 

Thông tin liên hệ


: trongan1012
:
:
:
: